Hot Posts

6/recent/ticker-posts

GIA LAI 20 năm giữ vững công tác bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Kon Ka Kinh


20 năm giữ vững công tác bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh -  nơi được mệnh danh là “Nóc nhà của Gia Lai”. Có thể nói tiềm năng của Vườn là không giới hạn, nơi tuyệt vời như vậy tất nhiên sẽ thu hút và nhanh chóng trở thành điểm du lịch được nhiều người yêu thích.

                                         ( nguồn baomoi24h.com)

   “Nóc nhà của Gia Lai”

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần. Và Vườn đã chính thức thành lập vào năm 2002. Với sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng về các loài động thực vật, năm 2003, Kon Ka Kinh là một trong 4 Vườn Quốc gia của Việt Nam và là một trong 27 Vườn Quốc gia đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Ngoài sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, Kon Ka Kinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Như ông NgôVăn Thắng – Phó giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Kon Ka Kinh chia sẻ “Kon Ka Kinh có diện tích rừng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Gia Lai. Với nỗ lực của viên chức, người lao động, sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng, đa dạng sinh học của Vườn đã và đang được bảo vệ rất hiệu quả. Đa số du khách khi đến đây đều ấn tượngvới vẻ đẹp hoang sơ, rừng nguyên sinh bởi tính sơ khai hiếm có nơi nào còn giữ được. Cũng chính vì tính hoang sơ đó nên việc chinh phục đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai” không hề đơn giản”.

Qua 20 năm thành lập, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của rừng, mà đơn vị cũng đã thực hiện hoàn chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực hiệu quả. Đến nay Vườn đã có 86 Cán bộ (tăng hơn 4 lần son với những ngày đầu thành lập).Điều đáng nói là ngoài tận dụng lợi thế vùng lõi của Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, Vườn còn tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng dân cư địa phương. Về vấn đề này, ông Ngô Văn Thắng nói “Đến giờ phút này Vườn tự hào và tự tin khi đã nâng cao nhận thức và hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng vùng đệm chuyển hoá từ “đối đầu” sang “hợp tác” cùng xây dựng bảo vệ và phát triển rừng và khẳng định giá trị về đa dạng sinh học. Cụ thể, năm 2012, Vườn đã khoán 9,000 hecta,đến năm 2017 khoán hơn 17,950 hecta,đẩy mạnh phát triển sinh kế cho cộng đồng vùng đệm. Vườn cũng đã tiến hành thực hiện hỗ trợ tất cả các thôn làng vùng đệm 40 triệu/cộng đồng thôn làng/năm, mỗi năm khoảng trên 700 triệu -1 tỷ đồng. Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch hỗ trợ, Vườn cũng chủ động làm việc với xã để tránh chồng lấn các chương trình mục tiêu khác của địa phương. Dựa vào nhu cầu của các làng vùng đệm, kinh phí này sẽ được chi hỗ trợ hỗ trợ mua cây-con giống; xây dựng các công trình công cộng của làng,.... Việc giao khoán bảo vệ rừng đã dần trở thành một phần thu nhập chính trong sinh kế của các gia đình, giúp người dân cải thiện đời sống, chấm dứt tình trạng phá rừng, lấn đất làm nương rẫy trong khu vực vùng đệm. Không chỉ vậy, mỗi năm Vườn còn triển khai kế hoạch đào tạo nâng cao nhận thức đối với người dân của các làng vùng đệm tại các xã, huyện trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn kịp thời tình trạng lấn chiếm đất rừng làm rẫy, khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắn động vật trái phép”.

    ( nguồn baomoi24h.com)

Tiềm năng không giới hạn

Nhiều chuyên gia đánh giá tiềm năng về du lịch của Kon Ka Kinh là rất lớn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã đồng ý xem Kon Ka Kinh là một tour du lịch riêng. Thời gian qua tỉnh cũng đang chú trọng vào thực hiện Đề án “Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trên nền tảng đó, dựa trên những lợi thế đang có, cũng như nhờ sự ủng hộ từ chính quyền, Vườn đã khảo sát được một số tuyến và bước đầu sẽ triển khai đưa vào hoạt động phát triển du lịchtheo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai. Với các loại hình phải kể đến là du lịch sinh thái; du lịch mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng tìm hiểu nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa; đặc biệt là khai thác những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Ba Na hiện vẫn được lưu giữ như thủa sơ khai…Như ông Ngô Văn Thắng  chia sẻ, các tuyến du lịch tại Vườn đều mang ý nghía lớn, góp phần giúp du khách, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ hiểu thêm về vai trò của rừng trong cuộc sống để quảng bá cho công tác bảo vệ rừng được tốt hơn.Không chỉ vậy, để triển khai tốt dự án, Vườn đã từng bước kết nối với các tuyến du lịch trong “bản đồ du lịch” của Gia Lai và đưa vào chương trình đề án phát triển du lịch của tỉnh; tích cực kêu gọi liên doanh, liên kết đầu tư phát triển du lịch.Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư cho vùng, cũng như góp phần nâng cao đời sống người dân bản địa. Từ đó, nhiều giá trị bền vững tiếp tục được tạo ra.

Bên cạnh những định hướng của Vườn, ông Ngô Văn Thắng cũng đề cập đến khó khăn, bất cập đối với hoạt động của Vườn trong thực hiện nhiệm vụ Quản lý, bảo vệ rừng, công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển Du lịch sinh thái, đó là:

Hiện nay, việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có chất lượng, để làm việc tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là hết sức khó khăn vì công việc đặc thù với cường độ và thời gian làm việc dày đặc, công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên xa gia đình, trách nhiệm cao nhưng chế độ, lương thưởng, phụ cấp lại chưa tương xứng với những đóng góp này.

Việc tổ chức kêu gọi các Dự án để hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu, phát triển còn hạn chế; đặc biệt kêu gọi xúc tiến đầu tư cho phát triển Du lịch sinh thái còn chậm và chưa có nhiều nhà đầu tư quan tâm để nghiên cứu lập dự án khả thi nhằm phát huy tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh với vai trò vừa là đơn vị sự nghiệp công triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn vừa cung ứng các dịch vụ môi trường rừng (DVMT) cho xã hội như nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất, thủy điện; hấp thụ khí thải CO2; .... Tuy nhiên, đến nay Vườn chỉ được chi trả kinh phí từ cung ứng DVMT rừng cho các nhà máy thủy điện (là chủ yếu), con việc thanh toán cho hấp thụ CO2 (rất lớn) vẫn chưa được xem xét đánh giá và chi trả.

Để Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tiếp tục giữ vững những kết quả đạt được, phát huy hết những tiềm năng, lợi thế vốn có nhằm phát triển bền vững Vườn, tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng thì cần có nhiều cơ chế, chính sách, sự quan tâm tham gia từ người dân và các ngành, các cấp trong thời gian đến.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét